GSTS Võ nhấn mạnh chỉ ra nhiều bất cập trong việc phê duyệt dự án, kéo dài thời gian, gây trì trệ cho thị trường BĐS. Nguyên nhân chính vẫn là do pháp luật chồng chéo, khiến các cơ quan Nhà nước lo ngại ký duyệt dự án mới.
"Sự thận trọng quá mức trong việc phê duyệt dự án thời gian qua khiến nguồn cung nhà ở giảm mạnh. Nếu theo đà này thì trong tương lai, gần nhất là 2 - 3 năm nữa, việc giảm cung hàng BĐS có thể nhìn thấy rất rõ. Do đó, các cơ quan Nhà nước vẫn phải quan tâm nhiều hơn để tháo gỡ hệ thống pháp luật nhằm không gây áp lực lớn cho người được giao ký duyệt dự án", GSTS Võ nhấn mạnh.
Tuy vậy, theo ông Võ, thị trường BĐS vẫn có nhiều điểm sáng mới. Chẳng hạn, việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai là đã tháo gỡ được một số vướng mắc trong phê duyệt dự án.
Theo đó, kỳ vọng đến cuối năm 2021 thì hệ thống các điều luật sẽ được đồng bộ. Theo triển vọng như Nghị định 148 vừa ban hành, năm 2021, thị trường sẽ giảm được nhiều trở lực đè nặng lên các hệ thống liên quan. Như vậy, nguồn cung sẽ được bổ sung vào thị trường, các dự án lớn được phê duyệt, thời gian phê duyệt được rút ngắn lại sẽ tạo đà cho thị trường quay trở lại nhịp độ tăng trưởng ổn định hơn.
Giáo sư Đặng Hùng Võ dự báo giá nhà sẽ tăng rất cao trong 3 năm tới
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, với BĐS, có thể nói tất cả phân khúc đều rất hấp dẫn nhưng cái cần nhất là tạo ra sự an tâm cho người mua. Hơn nữa, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của chúng ta còn thấp, phải phấn đấu làm sao để 5 - 7 năm nữa nâng từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao. Thu nhập là yếu tố quyết định nhiều đến sự phát triển của thị trường BĐS.
Thực tế, trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, các ngành BĐS đều bị tác động khiến giá nhà tăng cao, theo ông Võ, có nơi tăng giá đến 30%. Bên cạnh đó, việc giá nhà tăng cao cũng do việc phê duyệt dự án gần như bị "đóng băng". Năm 2019 - 2020, phê duyệt dự án chỉ bằng 10% các năm trước. Nguồn cung bị giảm trong năm 2020 thì 3 năm sau, hàng hóa BĐS sẽ rơi vào khan hiếm, cộng thêm việc đầu cơ sẽ khiến giá nhà tăng rất cao trong 3 năm tới.
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nhìn lại thị trường BĐS trong 10 năm vừa qua có thể thấy, vào giai đoạn năm 2011 - 2013, thị trường địa ốc rơi vào "bi kịch" và trầm lắng. Tuy nhiên, từ năm 2013, khi Nghị quyết 02/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS có hiệu lực, đã kích thích thị trường BĐS. Nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ được hình thành phát triển, còn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tạo được thế phát triển rất mạnh sau năm 2013. Thị trường nhà ở ở tất cả các phân khúc phát triển tốt.
Trong giai đoạn 2014 - 2016, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phát triển mạnh. Thế nhưng đến năm 2016, việc phát triển phân khúc này bị chững lại vì gói 30.000 tỷ đồng dừng lại, nên mất động lực. Sau thời gian này, một số dự án chưa có kinh phí đầu tư còn bị đắp chiếu. Đến năm 2019 - 2020, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ vẫn chưa tìm được giải pháp để phát triển và chưa được đầu tư phù hợp.
Nhưng theo một số nhà đầu tư chuyên nghiệp lại lưu ý các nhà đầu tư mới vào nghề cần hết sức thận trọng với các thị trường ở xa trung tâm, cũng như các thị trường giá đã tăng quá cao trước đây. Để không mắc cạn khi xuống tiền. Vd ở Hà Nội chỉ nên đầu từ vành đai 4 trở vảo, nhất là khu vực tây thành phố như Hoài Đức Nam Từ Liêm, Tp HCM thì đầu tư vùng ven đến các huyện thuộc thành phố. nhất là từ Tp mới đến sân bay Long Thành. Còn nhà đất nghỉ dưỡng biển thì những vùng như Phan Thiết - Bình Thuận, Bãi Dài - Khánh Hòa, hoặc các khu mới bên Bãi cháy chẳng hạn.
"Kì vọng năm 2021, việc nhập hộ khẩu vào Hà Nội, Tp.HCM thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, điều này sẽ khiến các đô thị lớn tiếp nhận dân cư ngày càng tăng, từ đó áp lực hơn về phát triển nhà ở giá rẻ".